Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam
Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam. Hướng dẫn quy trình, thủ tục, chi phí và 40 cần biết khi đổi GPLX cho người nước ngoài
Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam 40 điều cần biết và cần lưu ý trước khi đổi.
I. ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHÉP ĐỔI BẰNG
1. Ai có thể đổi bằng?
Người nước ngoài có giấy phép lái xe quốc gia là bằng chính thức, bằng thật,… do nước ngoài cấp.
Có giấy tờ tùy thân hợp lệ theo quy định.
2. Bằng lái phải còn hiệu lực:
Giấy phép lái xe nước ngoài phải còn hạn sử dụng.
Ví dụ:
Người Hàn Quốc đã có giấy phép lái xe bên Hàn giờ muốn được lái xe hợp pháp tại Việt Nam thì phải đổi bằng lái xe Hàn Quốc sang Việt Nam trong đó giấy phép lái xe Hàn Quốc phải còn thời hạn hiệu lực.
3. Không đổi bằng lái tạm thời:
Nếu giấy phép lái xe của người nước ngoài chỉ là bằng tạm hoặc là bằng tập lái thì sẽ không thể sử dụng bằng này để đổi sang bằng lái xe Việt Nam.
4. Không đổi bằng giả:
Nếu trong quá trình xử lý hồ sơ cũng như xét duyệt hồ sơ mà phát hiện giấy phép lái xe nước ngoài sử dụng trong đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài sang Việt Nam là bằng giả thì sẽ bị từ chối hồ sơ đổi bằng và chịu xử phạt theo luật pháp Việt Nam.
5. Không đổi bằng đã bị thu hồi:
Nếu bằng lái xe ở nước ngoài đã bị thu hồi do vi phạm giao thông hoặc vì bất kỳ một lý do nào đó thì cũng không thể đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam.
6. Đổi bằng lái xe ô tô hay đổi được cả giấy phép lái xe máy:
Hạng bằng sau khi đổi sẽ do cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt hồ sơ, chứ phần hạng bằng không ai biết trước được cũng không ai can thiệp được.
Nhưng theo nguyên tắc chung thì khi đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài thì hạng bằng duyệt sẽ đồng hạn với giấy phép lái xe quốc gia Việt Nam.
Như vậy, nếu trong giấy phép lái xe quốc gia của người nước ngoài chỉ có hạng ô tô thì khi đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam cũng chỉ có hạng ô tô thôi. Trong trường hợp nếu trong bằng lái xe nước ngoài có luôn hạng xe máy và đủ điều kiện để đổi ra bằng lái xe máy Việt Nam thì bằng sau khi đổi sẽ có cả 2 hạng ô tô và xe máy.
Lưu ý, trong trường hợp trong giấy phép lái xe của người nước ngoài chỉ có hạng ô tô mà người nước ngoài muốn có thêm hạng xe máy thì phải làm qua 2 bước.
Bước 1: trước tiên người nước ngoài cần đổi bằng lái xe ô tô nước ngoài sang Việt Nam.
Bước 2: Sau khi có giấy phép lái xe ô tô Việt Nam rồi người nước ngoài sẽ đi đăng ký thi bổ sung thêm hạng xe máy lúc này người nước ngoài sẽ được miễn thi phần thi lý thuyết xe máy chỉ cần thi phần thi thực hành thôi. Vượt qua kỳ thi thực hành xe máy thì người nước ngoài sẽ được cấp thêm hạng bằng xe máy.
7. Người nước ngoài cư trú hợp pháp:
Trước đây người nước ngoài ở Việt Nam theo diện visa thị thực hoặc giấy miễn thị thực 5 năm thì được phép đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài sang Việt Nam.
Tuy nhiên, theo luật trật tự giao thông đường bộ ban hành ngày 1/1/2025 thì người nước ngoài chỉ được đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam trong trường hợp có thẻ xanh tạm trú 2 năm hoặc 3 năm. Còn các trường hợp chỉ có visa du lịch, công tác ngắn hạn hay giấy miễn thị thực 5 năm thì không còn đổi được nữa.
8. Thời gian lưu trú tối thiểu:
Một số địa phương yêu cầu người nước ngoài lưu trú từ 3 tháng trở lên để được đổi bằng.
Một số tỉnh không yêu cầu về thời gian cư trú dài hay ngắn mà chỉ yêu cầu bắt buộc về giấy tờ cư trú là phải có thẻ xanh tạm trú 2 năm hoặc 3 năm.
9. Bằng lái xe nước ngoài phải đúng tiêu chuẩn:
Bằng lái xe nước ngoài phải là bằng lái xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cấp. Bằng phải có thông tin trên hệ thống của nước sở tại, giấy phép lái xe phải có thông tin thể hiện rõ nguồn gốc, xuất xứ.
10. Bằng lái quốc tế IAA – AA có được chấp nhận ở Việt Nam không ?nhận:
Theo luật giao thông đường bộ mới nhất hiện nay, thì hầu hết các loại giấy phép lái xe quốc tế như: IAA, AAA và một số bằng lái xe quốc tế IDP của một số quốc gia đều không có giá trị sử dụng tại Việt Nam. Chính vì vậy, người nước ngoài muốn được lái xe hợp pháp ở Việt Nam bắt buộc phải đổi bằng lái xe Việt Nam.
II. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ
11. Hộ chiếu còn hiệu lực:
Passport sử dụng trong đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài phải còn thời hạn sử dụng và người nước ngoài phải có dấu nhập cảnh gần nhất vào Việt Nam.
12. Visa hoặc thẻ tạm trú:
Hiện nay, cả E-visa du lịch, visa thị thực và giấy miễn thị thực 5 năm đều không được chấp nhận trong đổi bằng lái xe ô tô cho người nước ngoài.
Chỉ có những người có thẻ xanh tạm trú dài hạn tại Việt Nam 2 năm hoặc 3 năm thì mới đủ điều kiện đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam.
Thẻ tạm trú được sử dụng trong đổi bằng phải là thẻ hợp lệ và còn thời hạn sử dụng.
13. Bằng lái gốc:
Khi đi chụp hình trình diện người đổi bằng cần mang theo đầy đủ các giấy tờ bản gốc như: Passport, thẻ xanh tạm trú, bằng lái xe nước ngoài gốc để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối chiếu.
14. Bản sao công chứng bằng lái:
Giấy phép lái xe nước ngoài phải được dịch thuật, công chứng theo đúng quy định.
15. Tờ khai đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài:
Đây là tờ khai bắt buộc trong các trường hợp như:
Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Gia hạn giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Xin cấp lại bằng lái xe bị mất cho người nước ngoài…
Người nước ngoài sẽ điền đầy đủ thông tin theo mẫu của Sở Giao thông Vận tải.
16. Quy định về ảnh thẻ sử dụng trong đổi bằng:
trước đây trong yêu cầu đổi bằng lái xe quốc tế sang Việt Nam nói chung và đổi bằng lái xe cho người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nói riêng thì thường yêu cầu người đổi bằng chuẩn bị ảnh thẻ 3x4 nhưng theo quy định mới nhất hiện nay thì trong hình yêu cầu dán trong giấy khám sức khỏe và trong tờ khai đổi bằng thì yêu cầu cung cấp và dán ảnh thẻ 4x6.
17. Giấy khám sức khỏe:
Yêu cầu về giấy khám sức khỏe trong đổi bằng sẽ tùy thuộc vào quy định của từng thời điểm cũng như quy định riêng của từng địa phương.
18. Bằng lái phải hợp pháp hóa lãnh sự:
Việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe sẽ giúp cơ quan chức năng xác minh được thông tin trên giấy phép lái xe là bằng thật hay giả, bằng có rõ nguồn gốc xuất xứ hay không. Tuy nhiên, yêu cầu này phụ thuộc vào từng thời điểm, từng địa phương và từng loại bằng. Chứ không phải lúc nào, bằng nào, địa phương nào cũng yêu cầu.
19. Giấy xác nhận cư trú hoặc hợp đồng lao động:
Nếu là người nước ngoài sang Việt Nam học tập, làm việc, công tác thì cần có giấy xác nhận tạm trú tại địa phương đó.
Một số địa phương yêu cầu người nước ngoài tạm trú ở Tỉnh nào thì hồ sơ đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài sẽ do cơ quan ở địa phương đó phụ trách xem xét giải quyết.
Video hướng dẫn thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài ở Việt Nam
20. Lệ phí đổi bằng lái xe cho người nước ngoài:
Chi phí đổi bằng lái xe Việt Nam sẽ phụ thuộc vào dịch vụ đổi bằng lái xe cho người nước ngoài cũng như tùy từng tỉnh/thành phố.
III. QUY TRÌNH ĐỔI BẰNG LÁI XE VIỆT NAM
21. Nơi nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài ở đâu ?
Trước đây sau khi toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị và xử lý xong thì hồ sơ sẽ được chuyển về Sở Giao thông Vận tải nơi cư trú hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam để được xét duyệt hồ sơ và cấp bằng.
Sau này, bộ phần cấp đổi bằng được chuyển sang bộ phận một cửa và sau đó bắt đầu từ ngày 1/1/2025 phần học, thi và cấp đổi bằng chính thức sẽ chuyển sang cho Bộ công an quản lý.
Người cần tham khảo về thông tin cũng như mong muốn được hỗ trợ tư vấn miễn phí về quy trình, hồ sơ, thủ tục, chi phí và cách đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam có thể liên hệ trực tiếp chuyển viên tư vấn Văn phòng Doanh Nhân Việt qua một trong hai số điện thoại hotline sau đây:
Tư vấn đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Video hướng dẫn đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài online
22. Có thể nộp online không ?
Việc hồ sơ có được tiếp nhận và xử lý online hay không sẽ phụ thuộc vào từng địa phương và tùy quy định của Luật giao thông đường bộ ở từng thời điểm.
23. Thời gian xử lý hồ sơ đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Việt Nam:
Sau khi xử lý hồ sơ xong người nước ngoài sẽ mang hồ sơ đã xử lý cùng với các loại giấy tờ bản gốc theo quy định có mặt tại Sở GTVT để chụp hình trình diện theo quy định và trình giấy tờ bản gốc để đối chiếu lại thông tin.
Theo quy định, thời gian xét duyệt ra bằng sẽ mất từ 7-9 ngày làm việc. Thời gian này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn phụ thuộc vào lượng hồ sơ nộp vào cơ quan có thẩm quyền nhiều hay ít và một số yếu tố khách quan khác như: phôi bằng, máy mốc, vật tư in bằng…
24. Chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp bằng:
Theo quy định hiện nay, người đổi bằng sẽ phải có mặt ở Sở GTVT 1 lần để chụp hình trực tiếp in vào giấy phép lái xe Việt Nam. Đây là yêu cầu bắt buộc ở thời điểm hiện tại.
25. Không cần thi lại lý thuyết hoặc thực hành:
Người nước ngoài nếu đã có giấy phép lái xe nước ngoài hợp lệ và có nhu cầu tự lái xe tham gia giao thông ở Việt Nam thì theo luật giao thông đường bộ Việt Nam hiện tại chỉ cần làm thủ tục chuyển đổi từ bằng lái xe nước ngoài sang bằng Việt Nam chứ không cần học cũng không cần thi.
26. Nhận bằng tại nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chụp hình trình diện xong người đổi nước ngoài có thể chọn phương thức nhận bằng qua đường bưu điện để có bằng Sở GTVT gửi bằng về tận nơi cho người nước ngoài.
Hoặc người nước ngoài cũng có thể lựa chọn phương thức nhận bằng trực tiếp tại Sở GTVT.
27. Thời hạn giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Thời hạn bằng lái xe cho người nước ngoài sau khi đổi sẽ ra theo nguyên tắc chụng sau đây:
• Ra theo bằng lái xe nước ngoài: thời hạn giấy phép lái xe Việt Nam sẽ ra theo thời hạn bằng nước ngoài nếu thời hạn bằng nước ngoài ngắn hơn thời hạn của thẻ xanh tạm trú.
• Ra theo thẻ xanh tạm trú 2 năm hoặc 3 năm: thời hạn bằng lái xe Việt Nam sẽ ra theo thời hạn của thẻ xanh tạm trú 2 năm hoặc 3 năm nếu thời hạn của thẻ xanh tạm trú còn ngắn hơn thời hạn của giấy phép lái xe nước ngoài.
28. Hạng bằng lái xe cho người nước ngoài:
Với nguyên tắc đổi đồng hạng thì người nước ngoài sẽ đổi được:
Bằng lái xe ô tô Việt Nam nếu như giấy phép lái xe quốc gia của người nước ngoài là bằng ô tô
Giấy phép lái xe Máy Việt Nam nếu như trong bằng lái xe nước ngoài chỉ có xe máy
Đổi được cả bằng ô tô và xe máy Việt Nam nếu như trong GPLX nước ngoài có đủ 2 hạng bằng ô tô và xe máy theo quy định.
29. Có thể yêu cầu dịch vụ đổi bằng lái xe cho người nước ngoài hỗ trợ:
Có thể nhờ trung tâm đổi bằng lái xe quốc tế Doanh Nhân Việt để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ xử lý hồ sơ nhằm tiết kiệm thời gian.
30. Cập nhật thông tin nếu đổi hộ chiếu hoặc thẻ xanh tạm trú:
Quy định chung trong đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam và quy định riêng đối với người quốc tịch nước ngoài là thông tin trên các loại giấy tờ như hộ chiếu, giấy phép lái xe nước ngoài, thẻ xanh tạm trú phải trùng khớp thông tin với nhau.

IV. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BẰNG LÁI VIỆT NAM
31. Mang theo bằng lái khi lái xe:
Theo quy định khi lái xe tham gia giao thông thì người nước ngoài phải mang theo giấy phép lái xe Việt Nam gốc phù hợp với hạng bằng và loại bằng mà người đó đang lái xe tham giao giao thông.
Luật hiện nay quy định người đã có giấy phép lái xe Việt Nam được tích hợp trên phần mềm VNeID thì được sử dụng trong khi suất trình giấy phép lái xe để cảnh sát giao thông kiểm tra hành chính.
Bên cạnh bằng lái xe người nước ngoài còn cần phải mang theo giấy tờ xe, bảo hiểm người và xe, các loại giấy tờ tùy thân khác theo quy định…
32. Chỉ lái xe đúng loại phương tiện:
Người nước ngoài nếu chị có bằng lái xe ô tô Việt Nam thì chỉ được sử dụng để lái xe ô tô không được sử dụng bằng lái xe ô tô để lái xe máy hoặc các loại phương tiện khác không phù hợp với loại giấy phép lái xe Việt Nam mà người nước ngoài được cấp.
33. Không lái xe khi bằng đang chờ cấp lại:
Khi người nước ngoài bị mất giấy phép lái xe Việt Nam đang xin cấp lại hoặc bằng lái xe Việt Nam đã hết hạn đang làm thủ tục đổi lại bằng lái xe Việt Nam mới thì trong thời gian chờ cấp bằng lái xe Việt Nam mới người nước ngoài không được phép lái xe tham gia giao thông. Kể cả người nước ngoài đang có giấy hẹn chờ ngày cấp giấy phép lái xe Việt Nam.
Vì tại Việt Nam không có bất kỳ một loại giấy tờ nào có thể thay thế được bằng lái xe Việt Nam.
34. Bằng lái Việt Nam không có giá trị tại nước ngoài:
Khi người nước ngoài sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài để đổi sang bằng lái xe Việt Nam thì ở Việt Nam sẽ cấp thêm một GPLX mới để người nước ngoài sử dụng lái xe tại Việt Nam còn bằng lái xe nước ngoài gốc thì người nước ngoài vẫn được giữ và sử dụng ở nước ngoài bình thường.
Lưu ý, bằng lái xe nước ngoài chỉ có giá trị sử dụng ở Việt Nam chứ không cho sử dụng ở các quốc gia khác.
Người đã có bằng lái xe Việt Nam hoặc giấy phép lái xe nước ngoài mà muốn lái xe ở các nước khác như: Mỹ, Úc, Canada thì cần đổi bằng lái xe Việt Nam sang quốc tế hoặc đổi bằng lái xe nước ngoài sang quốc tế.
35. Cho người khác mượn giấy phép lái xe để sử dụng:
Từ ngày 1/6/2024, theo quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, nếu bạn cho người khác mượn giấy phép lái xe (GPLX) của mình, bạn sẽ bị thu hồi GPLX. Cụ thể, khoản 14 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, quy định các trường hợp thu hồi GPLX, bao gồm:
- Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp GPLX.
- Người lái xe tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên GPLX.
- Để người khác sử dụng GPLX của mình.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX cho người không đủ điều kiện.
- Có sai sót trong các thông tin như họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng GPLX, ngày cấp, ngày trúng tuyển, người ký.
- Thông qua khám sức khỏe, phát hiện trong cơ thể người lái xe có chất ma túy.
Như vậy, việc cho người khác mượn GPLX của bạn sẽ dẫn đến việc GPLX bị thu hồi. Sau 01 năm kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực, nếu bạn có nhu cầu cấp lại GPLX, bạn phải đăng ký với Sở Giao thông Vận tải để sát hạch lại các nội dung theo quy định.
Việc cho mượn GPLX không chỉ vi phạm quy định pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho cả người cho mượn và người mượn. Do đó, bạn nên tránh cho người khác mượn GPLX của mình để đảm bảo tuân thủ pháp luật và an toàn cho bản thân.
36. Khi nào nên gia hạn giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Việc gia hạn giấy phép lái xe (GPLX) trước khi hết hạn là rất quan trọng để tránh các rắc rối pháp lý và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết:
Trước ngày 1/1/2025: Bạn có thể nộp hồ sơ trong vòng 3 tháng trước khi GPLX hết hạn.
Từ ngày 1/1/2025: Theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, bạn phải nộp hồ sơ và hoàn tất việc đổi GPLX trước khi giấy phép hết hạn. Nếu GPLX quá hạn dù chỉ 1 ngày, bạn sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại.
Nên nộp hồ sơ gia hạn ít nhất 1 tháng trước khi bằng hết hạn.
37. Không sử dụng bằng giả:
Việc sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Việt Nam, có thể dẫn đến các hình thức xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Xử phạt hành chính:
- Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm³:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Tịch thu GPLX giả.
- Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm³ trở lên và xe mô tô ba bánh:
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Tịch thu GPLX giả.
- Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
- Tịch thu GPLX giả.
(Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người làm giả hoặc sử dụng GPLX giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), với các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, hoặc
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc
- Phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
Các trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, thu lợi bất chính lớn hoặc tái phạm nguy hiểm có thể bị phạt tù lên đến 7 năm.
Việc sử dụng GPLX giả không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Do đó, người dân cần tuân thủ quy định, tham gia các khóa đào tạo lái xe chính thống và thi lấy GPLX hợp pháp.
38. Hiểu luật giao thông Việt Nam:
Hiểu luật giao thông Việt Nam là điều quan trọng đối với người nước ngoài muốn lái xe tại Việt Nam. Dưới đây là những điểm khác biệt chính so với nhiều nước khác:
1. Luật giao thông chung
- Lái xe bên phải: Khác với các nước như Anh, Úc, Nhật (lái xe bên trái), Việt Nam áp dụng quy tắc lái xe bên phải.
- Đèn tín hiệu: Không được rẽ phải khi đèn đỏ, trừ khi có biển báo cho phép.
- Tốc độ tối đa trong đô thị: 50 km/h với xe ô tô, 40 km/h với xe máy. Trên đường cao tốc, tối đa là 120 km/h (nếu có biển báo phù hợp).
- Hạn chế còi xe: Cấm bấm còi từ 22h – 5h trong khu vực đô thị và gần bệnh viện, trường học.
2. Quy tắc ưu tiên
- Phương tiện ưu tiên: Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe công an, quân đội và xe hộ đê được ưu tiên đi trước.
- Vòng xuyến (bùng binh): Xe vào vòng xuyến phải nhường đường cho xe đã ở trong vòng xuyến.
3. Đặc điểm đường sá và giao thông Việt Nam
- Mật độ xe máy cao: Khoảng 80% phương tiện giao thông là xe máy, có thể gây khó khăn cho người lái xe ô tô.
- Nhiều xe ôm, taxi dừng đỗ đột ngột: Cần quan sát kỹ để tránh va chạm.
- Không phải ai cũng tuân thủ luật: Một số tài xế không xi-nhan khi chuyển làn, chạy xe trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, v.v.
4. Xử phạt vi phạm giao thông
- Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
- Vượt đèn đỏ: Ô tô bị phạt 5.000.000 – 6.000.000 đồng, xe máy từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Sử dụng rượu bia khi lái xe: Phạt lên đến 40.000.000 đồng và tước GPLX từ 22 – 24 tháng nếu có nồng độ cồn quá mức.
- Dùng điện thoại khi lái xe: Ô tô phạt 2.000.000 – 3.000.000 đồng, xe máy 600.000 – 1.000.000 đồng.
5. Quy tắc đối với người nước ngoài
- Giấy phép lái xe hợp lệ: Người nước ngoài phải đổi GPLX sang bằng Việt Nam hoặc sử dụng GPLX quốc tế (nếu được công nhận).
- Mang theo giấy tờ đầy đủ: Luôn mang GPLX, đăng ký xe, bảo hiểm xe khi tham gia giao thông.
Lời khuyên khi lái xe tại Việt Nam
✅ Quan sát kỹ các phương tiện xung quanh – đặc biệt là xe máy.
✅ Không lái xe khi đã uống rượu bia, Việt Nam có quy định cấm tuyệt đối.
✅ Dự đoán trước tình huống giao thông, do nhiều tài xế không tuân thủ luật.
✅ Sử dụng Google Maps hoặc ứng dụng dẫn đường để tránh đường cấm hoặc một chiều.
✅ Luôn đi đúng làn đường và bật xi-nhan đầy đủ khi chuyển hướng.
🎯 Tóm lại: Giao thông Việt Nam có nhiều khác biệt so với nước ngoài, bạn cần tìm hiểu kỹ luật và luôn cẩn trọng khi lái xe. 🚗💡
Chính vì có nhiều sự khác biệt giữa luật giao thông đường bộ cũng như văn hóa khi tham gia giao thông ở Việt Nam và nước ngoài nên cần tìm hiểu trước khi lái.
39. Tuân thủ quy định về nồng độ cồn:
Đúng vậy! Luật giao thông Việt Nam cấm hoàn toàn nồng độ cồn khi lái xe, áp dụng cho tất cả các loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp điện). Đây là một trong những quy định nghiêm ngặt nhất về nồng độ cồn trên thế giới. 🚫🍺
1. Quy định về nồng độ cồn khi lái xe
Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển phương tiện không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.
🚨 Dù chỉ uống một lượng nhỏ rượu, bia cũng bị xử phạt nặng!
2. Mức xử phạt khi lái xe có nồng độ cồn
🚗 Đối với ô tô
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
---|---|---|
Dưới 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0,25 mg/l khí thở | 6.000.000 – 8.000.000 đồng | Tước GPLX 10 – 12 tháng |
Từ 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 – 0,4 mg/l khí thở | 16.000.000 – 18.000.000 đồng | Tước GPLX 16 – 18 tháng |
Trên 80 mg/100 ml máu hoặc trên 0,4 mg/l khí thở | 30.000.000 – 40.000.000 đồng | Tước GPLX 22 – 24 tháng, có thể bị tạm giữ phương tiện |
🏍️ Đối với xe máy
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
---|---|---|
Dưới 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0,25 mg/l khí thở | 2.000.000 – 3.000.000 đồng | Tước GPLX 10 – 12 tháng |
Từ 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 – 0,4 mg/l khí thở | 4.000.000 – 5.000.000 đồng | Tước GPLX 16 – 18 tháng |
Trên 80 mg/100 ml máu hoặc trên 0,4 mg/l khí thở | 6.000.000 – 8.000.000 đồng | Tước GPLX 22 – 24 tháng, có thể tạm giữ xe |
🚴 Đối với xe đạp, xe đạp điện
- Mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng nếu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.
3. Lưu ý quan trọng
✅ Không uống rượu bia nếu lái xe – dù chỉ một ngụm cũng có thể bị phạt.
✅ Cảnh sát có quyền kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên, không cần lỗi vi phạm trước đó.
✅ Nếu từ chối kiểm tra nồng độ cồn, mức phạt bằng với trường hợp cao nhất (tức là phạt 40 triệu và tước GPLX 24 tháng với ô tô).
✅ Tìm phương án thay thế: Nếu uống rượu bia, hãy gọi taxi, xe công nghệ hoặc nhờ người không uống lái xe hộ.
🎯 Kết luận
🇻🇳 Việt Nam là một trong những nước có quy định nghiêm ngặt nhất về nồng độ cồn khi lái xe. Luật này giúp giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, bảo vệ bản thân và cộng đồng. Tốt nhất là không lái xe nếu đã uống rượu bia! 🚗🚦
40. Liên hệ trước khi thực hiện:
✅ Liên hệ trước khi thực hiện: Kiểm tra thông tin cập nhật từ Sở GTVT để tránh sai sót
Trước khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đổi, cấp lại, hoặc gia hạn giấy phép lái xe (GPLX), bạn nên liên hệ với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam để kiểm tra thông tin mới nhất. Điều này giúp bạn tránh mất thời gian, chi phí và những sai sót không đáng có.
1. Tại sao cần kiểm tra thông tin trước?
- Quy định có thể thay đổi: Luật giao thông và quy trình cấp GPLX có thể được sửa đổi định kỳ.
- Hạn chế rủi ro sai hồ sơ: Một số giấy tờ, thủ tục có thể bị điều chỉnh hoặc bổ sung theo từng giai đoạn.
- Tránh các khoản phí không cần thiết: Một số dịch vụ môi giới có thể thu phí cao hơn quy định nếu bạn không nắm rõ thông tin chính thức.
2. Cách kiểm tra thông tin chính xác nhất
🔹 Gọi điện trực tiếp đến Sở GTVT địa phương hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
🔹 Truy cập website chính thức:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Cổng dịch vụ công quốc gia
- Trang web của Sở GTVT tại địa phương (tùy tỉnh/thành phố).
🔹 Hỏi trực tiếp tại cơ quan Sở GTVT nếu bạn cần hỗ trợ chi tiết hơn.
3. Những thông tin cần xác nhận trước khi thực hiện
✅ Thời gian xử lý hồ sơ: Bao lâu thì nhận được GPLX mới?
✅ Lệ phí cấp đổi GPLX: Có thay đổi không?
✅ Danh mục giấy tờ cần thiết: Có bổ sung hoặc thay đổi không?
✅ Quy định mới về thi sát hạch: Nếu GPLX quá hạn, có cần thi lại không?
✅ Hình thức nộp hồ sơ: Có thể nộp online hay phải đến trực tiếp?
4. Lưu ý khi làm thủ tục
✔ Tránh dịch vụ làm bằng lái “cấp tốc” – dễ gặp phải lừa đảo hoặc giấy phép giả.
✔ Đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu mới nhất từ Sở GTVT.
✔ Đặt lịch hẹn trước (nếu cần) để tránh chờ đợi lâu.
✔ Luôn giữ biên lai nộp phí để đối chiếu khi nhận GPLX.
📌 Tóm lại: Trước khi đổi, gia hạn hoặc cấp lại GPLX, hãy liên hệ và kiểm tra thông tin từ Sở GTVT để cập nhật chính xác nhất, tránh mất thời gian và gặp sai sót! 🚗✅
KẾT LUẬN
Việc đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam giúp bạn lái xe hợp pháp mà không cần thi lại. Nếu tuân thủ đúng quy trình và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ nhận được bằng lái một cách thuận lợi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với Sở Giao thông Vận tải để được tư vấn chi tiết.
Địa chỉ đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài ở đâu ?
Ngoài nhận đổi bằng lái xe cho người song tịch Mỹ tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… chúng tôi còn nhận tư vấn, hỗ trợ xử lý hồ sơ chuyển đổi các loại bằng lái xe khác như:
Đổi bằng lái xe từ Việt Nam sang Nhật
Đổi bằng lái xe từ Nhật về Việt Nam
Đổi bằng lái xe từ Mỹ sang Việt Nam
Đổi bằng lái xe từ Hàn Quốc sang Việt Nam
Đổi bằng lái xe từ Đài Loan sang Việt Nam
Đổi bằng lái xe từ nước ngoài sang Việt Nam
Đổi bằng lái xe từ Trung Quốc sang Việt Nam
Đổi bằng lái xe ô tô từ Nhật về Việt Nam
Cách đổi bằng lái xe từ Việt Nam sang Nhật …
- Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại TPHCM tầng 3 tòa nhà 459 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
- Nơi đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Hà Nội văn phòng đại diện Ngô Tất Tố, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội Tòa nhà E-home Building
- Cách đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài online tại Đà Nẵng tại Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa…
- Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài ở đâu tại Hải Phòng , Thanh Hóa, , Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị…
- Đổi bằng lái xe Mỹ sang Việt Nam ở đâu tại Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận…
- Số điện thoại tư vấn cấp đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài 2025 là: 0932.100.040
- Zalo/ Viber tiếp nhận và báo giá chi phí đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam là 0938.32.44.55
- Trang web đổi bằng lái xe quốc tế IAA – IDP: https://doibanglaixequocte.com/
- Website Văn phòng Doanh Nhân Việt: https://doanhnhanviet.edu.vn/
- Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam và những thông tin liên quan như quy trình, hồ sơ, thủ tục, chi phí cũng như hướng dẫn cách đổi bằng lái xe quốc tế IAA, IDP vui lòng xem hướng dẫn trong nội dung bài viết sau đây: https://doanhnhanviet.edu.vn/doi-giay-phep-lai-xe-cho-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html
Đánh giá bài viết Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam hữu ích
Bài viết Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam đã được đánh giá
Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam
Đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam